Tư vấn về cách trở thành doanh nhân thành công

KHỞI NGHIỆP – cụm từ được đề cập mọi lúc, mọi nơi từ già đến trẻ tại Việt Nam hiện nay. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2019, cả nước có 138,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.730,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 1.254,4 nghìn lao động, tăng 5,2% về số doanh nghiệp, tăng 17,1% về vốn đăng ký và tăng 13,3% về số lao động so với năm trước.

Bạn có thể đang cân nhắc việc kinh doanh online hoặc mở môt khu nhà trọ để kiếm tiền dưỡng già, dưới đây là một vài điều bạn nên xem xét trước khi bắt đầu thực hiện ước mơ kinh doanh của mình.

VỀ TRÍ

Dường như tất cả mọi người khi bắt đầu kinh doanh đều không có kế hoạch rõ ràng. Nhiều người cho rằng, kế hoạch chỉ là trên lý thuyết, việc thực thi là hoàn toàn khác để rồi khi đốt hàng đống tiền mà không gặt hái được thành quả gì lại hối tiếc và ước chi mình lên chiến lược bài bản. Làm sao để nhận biết những doanh nhân thất bại như trên:

  1. Có hàng loạt ý tưởng nhưng không có cái nào được mô tả chi tiết trên giấy.
  2. Phát biểu chung chung “Tôi sẽ làm thế này …” mà không cụ thể rõ ràng.
  3. Không thể nêu rõ mục tiêu và chiến lược làm sao đạt được nó.

Khi bạn lên kế hoạch trước khi bắt đầu thực hiện sẽ giúp bạn phát thảo con đường bạn sẽ đi, nhận những lời khuyên từ các chuyên gia, cộng sự trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu ấy hay ít nhất cũng xác định được mục tiêu, con đường bạn đang đi có khả thi không?

Vậy chúng ta nên lên kế hoạch như thế nào?

  1. Mốc thời gian: Tôi sẽ đạt được gì tương ứng với từng giai đoạn.
  2. Làm sao để tạo lợi nhuận: Kinh doanh phải tạo ra lợi nhuận. Hãy nói cho tôi biết, bạn tao ra lợi nhuận thế nào?
  3. Ngân sách: Để tạo ra lợi nhuận thì bạn cần bao nhiêu vốn và dòng tiền sẽ chảy như thế nào?
  4. Chiến lược: Bạn sẽ làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Có cách nào tốt và đơn giản hơn không?

Khi lên kế hoạch, bạn nên lên nhiều kịch bản khác nhau: tốt, xấu, bình thường để khi thực hiện sẽ không bị bỡ ngỡ.

 

VỀ LỰC

Khi bắt đầu khởi nghiệp ai cũng lạc quan về con đường mình đang đi, chắc chắn mình sẽ đạt được kết quả mong muốn. Sự thật là con đường đến vinh quang rất chông gai, tạo ra lợi nhuận ngay khi vừa vận hành rất là khó khăn dù cho mô hình kinh doanh của bạn có độc, lạ hay phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn là thị trường ngách, phải mất ít nhất 6 tháng vận hành bạn mới bắt đầu có lợi nhuận.

Việc lên kế hoạch ngân sách chi tiết, bài bản sẽ giúp bạn vững chắc, an tâm trên con đường khởi nghiệp. Đồng thời việc quản lý dòng tiền là điều các doanh nhân nên học hỏi.

Trước khi bắt đầu vận hành một mô hình kinh doanh, hãy trả lời thành thật với chính mình các câu hỏi sau:

  1. Tôi có đủ tiền để vận hành công ty này trong 3 đến 6 tháng?
  2. Tôi có thể chịu đựng được việc không có bất cứ thu nhập nào trong vòng 6 tháng để tập trung xây dựng startup này?
  3. Tôi có cần làm thêm một công việc bên ngoài để đủ nuôi sống bản thân?
  4. Việc huy động vốn bên ngoài thế nào?

VỀ TINH THẦN:

Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ được hưởng tất cả vinh hoa nếu doanh nghiệp của bạn thành công và ngược lại, bạn sẽ là người hứng chịu toàn bộ thất bại. Tỉ lệ khởi nghiệp thất bại lớn hơn rất nhiều thành công. Tuy nhiên, khi đã thành công, bạn sẽ trở thành phượng hoàng tung cánh trên bầu trời.

Hành trình khởi nghiệp như trò chơi Tàu Lượn Siêu Tốc. Bạn phải vững chí tinh thần cũng như sẵn sàng đối mặt với các tình huống sau:

  1. Bạn sẽ gặp thất bại rất nhiều lần.
  2. Hiểu rõ thất bại của mình là gì để không lặp lại.
  3. Khởi nghiệp rất cô đơn, hãy luôn luôn động viên bản thân cố gắng hết sức.
  4. Luôn hiểu rằng bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho mô hình kinh doanh của bạn
  5. Bạn chỉ thất bại khi bạn từ bỏ hoàn toàn.

Bạn sẽ phải bước đi trên con đường trải đầy chông gai để tiến đến thành công và thực hiện ước mơ trở thành doanh nhân thành đạt. Thế nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng cả về trí, lực và tinh thần thì sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Đừng quên liên hệ với Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam để được tư vấn về cách lập kế hoạch, an tâm hơn trước các rủi ro về tài chínhsức khỏe sau này.

*Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo.