1. Tìm môn thể thao phù hợp cho bản thân

Đối với những người chưa từng thiết lập một chế độ vận động hợp lý trong quá khứ thì điều quan trọng nhất là bạn cần tìm ra niềm hứng khởi và phù hợp với lối sống của bản thân.

Tập thể dục tại phòng tập đôi khi đòi hỏi lượng kiến thức bài tập và nguồn động lực cao, vì thế có thể sẽ chỉ phù hợp với một số người.

Trong khi đó, việc tập thể dục cùng một nhóm nhỏ thân thiện và bền vững hơn vì điều đó tạo ra niềm hứng khởi và sự kết nối với người khác. Đặc biệt là việc tập thể dục theo nhóm rất linh động, sẽ không ảnh hưởng bởi Covid-19 vì hoàn toàn có thể tổ chức tập luyện thông qua các ứng dụng hội họp.

Các môn thể thao đồng đội như bóng rổ hoặc cầu lông là một trong những lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa có sự giao lưu với nhiều người. Hoặc nếu bạn thích tập thể dục một mình, hãy thử môn chạy bộ trong công viên hay nhảy dây chẳng hạn.

2. Xác định lịch trình tập luyện

Theo tiến sĩ Raymond Tso, giám đốc Y Tế tại Sun Life, khi bạn đã chọn được một bài tập phù hợp với bản thân, hãy đặt mục tiêu “tập thể dục thường xuyên từ 30 phút trở lên từ 4 đến 5 lần mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe tim mạch”.

Điều đó không chỉ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu mà còn giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Không chỉ vậy, việc xác định lịch trình tập luyện còn làm tăng nguồn động lực và niềm hứng khởi. Nên lưu ý là bạn hãy bắt đầu tập luyện và duy trì để biến nó thành thói quen.

Nếu bạn là người thích dậy sớm, hãy bắt đầu ngày mới bằng việc chạy bộ buổi sang hoặc bơi lội. Nếu bạn còn độc thân hoặc chưa có con, hãy hạn chế tụ tập bạn bè mà thay vào đó là cùng một số người có niềm đam mê vận động tập thể dục. Điều đó vừa giúp bạn duy trì tương tác với mọi người, mà còn cải thiện sức khỏe và tinh thần một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể đạp xe đến nơi làm việc nếu không quá xa, vừa tiết kiệm chi phí đi lại vừa có một lối sống khỏe mạnh hơn.

3. Tăng cường độ luyện tập một cách phù hợp

Có một điều bạn cần lưu ý đó là hãy bắt đầu tập luyện một cách từ từ. Sau đó, khi đã quen với vận động, hãy tăng cường độ luyện tập lên theo kế hoạch. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phòng chống cũng như hạn chế sự phát triển của căn bệnh.,

Nếu bạn bắt đầu với cường độ luyện tập qúa cao hoặc các bài tập không phù hợp sẽ dẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết – một tình trạng bệnh lý mà lượng đường trong máu giảm mạnh gây cảm giác yếu ớt, mệt mỏi hay thậm chí là lú lẫn.

Để ngăn chặn điều này, những người mắc bệnh tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn một đến 3 giờ khi lượng đường trong máu bạn đang ở mức bình thường.

Điều cần thiết là phải kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục. Đừng quên mang theo viên nén Glucose hoặc nước hoa quả để giúp điều trị các phản ứng hạ đường huyết bất ngờ. Hãy thông báo cho người hướng dẫn tập luyện của bạn về tình trạng sức khỏe của bạn và các dấu hiệu cần lưu ý là một bước đi cẩn trọng và thông minh.

4. Ghi chép lại nhật ký tập luyện

Các vận động viên chuyên nghiệp thường lưu giữ nhật ký tập luyện để duy trì mục tiêu mà bản thân đặt ra. Và bạn cũng nên làm điều đó!

Bạn sẽ chỉ mất hai phút nhưng lợi ích mà nó mang lại rất đáng kể: Điều này sẽ giúp bạn theo dõi được tiến độ tập luyện của bản thân, thúc đẩy sự cố gắng cũng như tìm ra phương pháp phù hợp cải thiện sức khỏe của bạn.

Nếu cuộc sống hay những chấn thương của bạn cản trở kế hoạch tập thể dục, bạn có thể sử dụng nhật ký để kiểm tra lại tiến độ của mình và đưa bản thân trở lại đúng hướng. Các vận động viên thể thao chuyên nghiệp cũng sử dụng nhật ký để ngăn ngừa nhữn chấn thương.

Tương tự như vậy, những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên theo dõi lượng đường trong máu bằng cách ghi lại vào nhật ký sự dao động đường huyết một cách kỹ càng. Với sự ra đời của điện thoại thông minh, việc ghi chép nhật ký tập luyện càng trở nên dễ dàng hơn. Nhiều ứng dụng cho phép bạn theo dõi việc tập luyện cũng như hàm lượng đường trong máu của bạn.

5. Đừng quên những lời khuyên của bác sĩ

Mặc dù lợi ích của việc tập thể dục đối với những người chẳng may mắc bệnh tiểu đường đã được chứng minh một cách rõ ràng. Thế nhưng bạn cũng đừng quên nói chuyện với bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đã trải qua thời gian dài không tập thể dục nhằm đảm bảo không bị hạ đường huyết. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khyên để bạn có thể bắt đầu một cách hiệu quả và nhật ký bạn ghi lại cũng sẽ là tư liệu tuyệt vời để họ nhận biết sức khỏe của bạn có thật sự được cải thiện hay không.

Trên đây là 5 lời khuyên hữu ích để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường . Ngoài ra, hãy liên hệ với Sun Life Việt Nam để có thể lập kế hoạch sức khỏe và tài chính một cách chi tiết và hiệu quả ngay hôm nay.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

 

Tìm hiểu thêm

(*) Thông tin bắt buộc

Bằng việc chọn vào ô phía trên, Tôi đồng ý cho Sun Life Việt Nam và các bên được ủy quyền bởi Sun Life Việt Nam được thu thập và xử lý thông tin do Tôi cung cấp để kết nối với Tư vấn Tài chính phù hợp, phục vụ cho việc đánh giá, tối ưu hóa các chương trình Marketing. Tư vấn Tài chính có thể liên hệ để tư vấn về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm mà Tôi đang quan tâm trong khoảng thời gian 7:00 đến 21:00 giờ hằng ngày. Tìm hiểu thêm.

Tôi không phải là người máy

 

Dịch vụ Khách hàng Sun Life Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau cho các khách hàng hiện hữu: