Tin tức - Sự kiện

10/09/2020

Mô hình kinh doanh gia đình tại Việt Nam được thiết lập để thay đổi với thế hệ chủ doanh nghiệp mới

Mô hình kinh doanh tại Việt Nam

 

  • Hơn 75% chủ doanh nghiệp trẻ cho rằng tương lai sẽ có ít doanh nghiệp do gia đình điều hành hơn.
  • Những doanh nghiệp trẻ ít được chuẩn bị hơn để quản trị rủi ro trong đại dịch COVID-19.
  • Các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp mong muốn nghỉ hưu sớm hơn 9 năm so với các chủ doanh nghiệp trưởng thành

Theo khảo sát hơn 240 chủ doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam và 1.300 chủ doanh nghiệp trên khắp châu Á do Sun Life Financial  (TSX: SLF) ( NYSE: SLF) thực hiện, mô hình doanh nghiệp gia đình đa thế hệ có khả năng giảm. Nghiên cứu cho thấy đã có sự thay đổi về tư duy trong số các chủ doanh nghiệp thế hệ đầu tiên tại Việt Nam vì hơn 75% chủ doanh nghiệp trẻ được khảo sát tin rằng tương lai sẽ có ít doanh nghiệp do gia đình điều hành hơn và hơn 60% chủ doanh nghiệp trẻ tin rằng các chủ doanh nghiệp sẽ chọn bán doanh nghiệp thay vì chuyển giao cho thế hệ kế tiếp.

Cuộc khảo sát “Tương lai của các công ty gia đình ở Châu Á” do Sun Life thực hiện cũng cho thấy đại dịch COVID-19 có khả năng làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trẻ vì họ ít được chuẩn bị để đối phó với những thách thức và gián đoạn kinh doanh bất ngờ.

Nghiên cứu này được thiết kế để khám phá cách thức vận hành của các chủ doanh nghiệp thế hệ đầu tiên ngày nay. Nghiên cứu đã xem xét những nhận thức và thái độ của các chủ doanh nghiệp đối với rủi ro, kế hoạch nghỉ hưu kế nhiệm và triển vọng tương lai về mô hình kinh doanh gia đình trong thập kỷ tới. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 12 năm 2019 và đã thu thập được ý kiến phản hồi của 1.378 chủ doanh nghiệp tại 6 thị trường: Việt Nam, Indonesia, Hồng Kông, Malaysia, Philippines và Singapore. Họ được chia làm 3 nhóm: khởi nghiệp (0 đến 5 năm), công ty tăng trưởng (6 đến 10 năm) và công ty trưởng thành (trên 10 năm).

Ông Leo Grepin, Chủ tịch Sun Life Châu Á, nói: “Các công ty gia đình là nền tảng của các nền kinh tế châu Á. Vẫn còn nhiều lợi thế để điều hành một công ty gia đình ở châu Á. Nhưng thế hệ trẻ làm chủ doanh nghiệp đang nghĩ khác về tương lai doanh nghiệp của họ. Họ thích xây dựng nhanh, bán và nghỉ hưu sớm, thay vì truyền lại cho gia đình như đã từng được ưa chuộng trong quá khứ. Đại dịch COVID-19 cũng đã tạo ra nhiều thách thức nghiêm trọng cho các doanh nghiệp, làm phức tạp thêm kế hoạch nghỉ hưu và kế nhiệm.”

Có khoảng cách trong bảo vệ sức khỏe và bệnh hiểm nghèo khi COVID-19 xuất hiện

Cuộc khảo sát cho thấy nhận thức về rủi ro và chiến lược quản trị rủi ro được nâng cao theo thời gian cho các chủ doanh nghiệp gia đình. Các chủ doanh nghiệp trưởng thành đã và đang nâng cao nhận thức về phạm vi rủi ro mà doanh nghiệp của họ đang gặp phải và rất có thể họ sẽ sử dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro để nâng cao khả năng phục hồi.

Các doanh nghiệp gia đình thường dựa vào một nhóm nhỏ những người ra quyết định chủ chốt để điều hành công ty. Sức khỏe và tinh thần của những lãnh đạo này gắn liền với sức khỏe của doanh nghiệp. Hầu hết tất cả các chủ doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam (96%) cho biết nếu họ hoặc những người chủ chốt của họ bị ốm nặng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, đã tồn tại khoảng cách trong bảo vệ sức khỏe và bệnh hiểm nghèo giữa các công ty trưởng thành và các công ty trẻ tại Việt Nam khi COVID-19 chớm xuất hiện.

Theo khảo sát, 74% chủ doanh nghiệp trưởng thành hiện đã có bảo hiểm y tế cá nhân, 67% đã mua bảo hiểm cho nhân sự chủ chốt. Ngược lại, chỉ có 53% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp, và 51% chủ doanh nghiệp tăng trưởng có bảo hiểm y tế cá nhân và 33% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng đã mua bảo hiểm bảo vệ cho nhân sự chủ chốt.

Ngoài ra, chỉ có 53% doanh nghiệp khởi nghiệp đã mua bảo hiểm y tế và tai nạn cho người lao động, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp trưởng thành là 78%.

Ảnh hưởng của bệnh tật đến hoạt động kinh doanh (biểu đồ)

Mô hình kinh doanh tại Việt Nam

 

Quan điểm khác nhau về mô hình kinh doanh hộ gia đình trong tương lai

Các chủ doanh nghiệp gia đình Việt Nam có cùng quan điểm về những ưu điểm của mô hình kinh doanh nhưng lại chia rẽ về triển vọng của mô hình này trong tương lai.

Hơn 60% chủ doanh nghiệp cho rằng mô hình kinh doanh gia đình có nhiều ưu điểm. Cụ thể, chủ doanh nghiệp có 63% cam kết của lãnh đạo với công ty, 60% có khả năng đưa ra tầm nhìn dài hạn về sự phát triển doanh nghiệp. Có 85% các công ty gia đình sẽ có khả năng cạnh tranh hơn và 80% cung cấp nhiều đổi mới về công nghệ, kinh doanh hơn trong tương lai.

Nhưng những chủ doanh nghiệp trẻ tin rằng mô hình này sẽ thay đổi. Hầu hết các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp (75%) và tăng trưởng (76%) dự đoán ​​số lượng doanh nghiệp do gia đình kiểm soát sẽ giảm do các nhà quản lý chuyên nghiệp không phải là thành viên trong gia đình sẽ được đặt vào các vị trí lãnh đạo trong tương lai. Ngược lại, chỉ có 9% chủ doanh nghiệp trưởng thành thấy điều đó sẽ xảy ra trong những năm tới. Ngoài ra, hơn 64% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng tin rằng sẽ ngày càng có nhiều nhà sáng lập thích bán công ty trước khi họ nghỉ hưu thay vì chuyển giao công ty cho con cháu. Tuy nhiên, chỉ có 10% chủ doanh nghiệp trưởng thành nhất trí với quan điểm này.

Ưu điểm của mô hình kinh doanh gia đình (biểu đồ)

Mô hình kinh doanh tại Việt Nam

 

Tồn tại và kinh doanh liên tục phải là ưu tiên

Về kế hoạch nghỉ hưu và kế nhiệm, gần như tất cả (96%) chủ doanh nghiệp gia đình Việt Nam được khảo sát đã cân nhắc kế hoạch rút lui và 82% đã bắt đầu thực hiện kế hoạch kế nhiệm.

Ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kế nhiệm của tất cả chủ sở hữu doanh nghiệp Việt Nam là sự tồn tại và tiếp tục kinh doanh của công ty (66%), nhất là các chủ doanh nghiệp trưởng thành (86%). Giữ gìn di sản và danh tiếng của người sáng lập cũng là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp trưởng thành (68%) và có ít người quan tâm đến sự hòa thuận gia đình (52%).

Có dấu hiệu cho thấy các chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu kế hoạch nghỉ hưu quá muộn, các chủ doanh nghiệp trưởng thành trung bình mong muốn ​​sẽ nghỉ hưu ở tuổi 56, tức là muộn hơn 9 năm so với các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ông Larry Madge, Tổng giám đốc Sun Life Việt Nam cho biết: “Các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng mong muốn nghỉ hưu sớm, trong khi đó các mong muốn của chủ doanh nghiệp trưởng thành phản ánh thực tế là cần có thời gian và kế hoạch tích lũy tài sản để có thể nghỉ hưu thoải mái”. “Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền tiết kiệm nghỉ hưu của họ thường nằm trong giá trị của doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải có kế hoạch kế nhiệm toàn diện để nghỉ hưu sớm. Cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19 đã gây ra nhiều bất ổn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Nó có thể thúc đẩy các chủ doanh nghiệp làm việc lâu hơn nữa, nhất là khi sự tồn tại và liên tục trong kinh doanh của công ty là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kế nhiệm của họ.”

Khi xem xét các chiến lược rút lui, nhiều chủ doanh nghiệp trưởng thành của Việt Nam (59%) tìm cách chuyển giao công ty cho con cháu hoặc các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, khi các chủ doanh nghiệp của Việt Nam nhận thức được sự cần thiết của kế hoạch kế nhiệm, và để thực hiện sớm, họ có thể bị mắc kẹt trong kế hoạch của chính mình vì hơn 60% chủ doanh nghiệp được khảo sát không biết họ sẽ sử dụng cơ cấu tổ chức quản trị nào và con số đáng kinh ngạc là 84% chủ doanh nghiệp được khảo sát sẽ không tìm kiếm tham vấn bên ngoài. Các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng thì cởi mở hơn trong việc tìm kiếm ý kiến tham vấn.

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho các doanh nghiệp. Mặc dù ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh nghiệp là chèo lái doanh nghiệp của họ vượt qua đại dịch an toàn, Sun Life khuyến khích các chủ doanh nghiệp không nên bỏ qua các kế hoạch dài hạn và cần có cái nhìn toàn diện về các giải pháp tài chính hiện có để bù đắp cho các rủi ro cũng như để bảo vệ và củng cố các kế hoạch kinh doanh và kế nhiệm của họ cho các thế hệ sau.

Các yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch kế nhiệm (biểu đồ tham khảo)

 

Mô hình kinh doanh tại Việt Nam

 

Giới thiệu về Sun Life

Sun Life là một tổ chức dịch vụ tài chính hàng đầu quốc tế chuyên cung cấp các giải pháp quản lý tài sản và bảo hiểm cho Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Sun Life đang hoạt động tại nhiều thị trường trên toàn thế giới, như Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Ireland, Hồng Kông, Philippines, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Singapore, Việt Nam, Malaysia và Bermuda. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, Sun Life có tổng tài sản quản lý là 1.122 tỷ đô la. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.sunlife.com.

Sun Life Financial Inc. giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán Toronto (TSX), New York (NYSE) và Philippine (PSE) với mã chứng khoán là SLF.

Lưu ý: Tất cả số liệu tính theo đô la Canada