5 Bước Cơ Bản Để Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

Trong thời đại cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp và đầy bất ổn ngày nay, việc quản lý tài chính cá nhân không chỉ là nhu cầu mà còn là kỹ năng sống cần thiết. 

Trong bài viết này, hãy để Sun Life giới thiệu đến bạn 5 bước cơ bản để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, giúp bạn tự tin và vững bước trên con đường tài chính của mình. 

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Là Gì?

Để hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân, trước hết, chúng ta cần phân tích từng yếu tố cơ bản tạo nên khái niệm này.

  • Quản Lý được hiểu là việc tổ chức, điều hành và phân bổ nguồn lực một cách có hệ thống, khoa học và hiệu quả.
  • Tài Chính Cá Nhân là tổng hợp của tất cả tài sản tài chính mà một cá nhân hoặc gia đình sở hữu, bao gồm các loại ngân sách, bảo hiểm, sổ tiết kiệm, và các hình thức đầu tư liên quan khác.

Kết hợp hai yếu tố trên, quản lý tài chính cá nhân có thể được hiểu là quá trình bạn tự mình lên kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh cách thức quản lý nguồn tài chính của mình.

Tại Sao Chúng Ta Cần Quản Lý Tài Chính Cá Nhân?

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng cần thiết cho mọi người trong cuộc sống hiện đại, vì nó có nhiều vai trò và lợi ích như sau:

  • Quản lý tài chính giúp kiểm soát thu chi, tránh lãng phí và nợ nần.
  • Hỗ trợ tiết kiệm cho mục tiêu như du lịch, học tập, và đầu tư. 
  • Tăng thu nhập và giá trị tài sản thông qua đầu tư an toàn. 
  • Sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm. 
  • Thực hiện nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp. 

Các Bước Để Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

Để quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học và thông minh, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính cá nhân

Mục tiêu tài chính cá nhân là những điều bạn muốn đạt được với tiền bạc của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu tài chính cá nhân có thể là ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (từ 1 đến 5 năm) hoặc dài hạn (trên 5 năm).

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Tiếp theo, bạn cần lựa chọn và ghi lại những mục tiêu tài chính cá nhân mà bạn muốn đạt được trong các khoảng thời gian và lĩnh vực khác nhau. 

Những mục tiêu này có thể được chia ra là:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Tiết kiệm 100 triệu đồng trong vòng 1 năm để mua xe máy. 
  • Mục tiêu trung hạn: Đầu tư 200 triệu đồng vào cổ phiếu để có thu nhập thụ động. 
  • Mục tiêu dài hạn: Có 500 triệu đồng trong quỹ dự phòng để đối phó với các trường hợp rủi ro. 

Bước 3: Theo dõi và kiểm soát chi tiêu

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, việc theo dõi chi tiêu hàng ngày là cực kỳ quan trọng. Bạn cần lập một bảng chi tiêu hoặc sử dụng ứng dụng di động để ghi chép mọi khoản chi, từ lớn đến nhỏ. 

Điều này giúp bạn nhận thức được dòng tiền của mình, từ đó có thể cắt giảm những khoản không cần thiết và tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. 

Hãy đặt ra ngân sách cụ thể cho từng hạng mục và tuân thủ nó để không vượt quá giới hạn đã định. 

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết

Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết là việc xác định cách bạn sẽ sử dụng tiền bạc của mình cho các khoản chi tiêu khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một tháng. 

Có nhiều cách để bạn lập kế hoạch chi tiêu, dưới đây là một vài mẫu mà bạn có thể tham khảo. Các phương pháp này sẽ giúp bạn có được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp nhất.

4.1. Quy tắc 50/20/30

Theo quy tắc này, bạn sẽ chia tổng thu nhập của mình thành ba phần:

  • 50% sẽ dành cho các chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt, điện, nước…  
  • 20% sẽ dùng cho mục tiêu đầu tư tài chính, tiết kiệm, trả các khoản vay.  
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như hiếu hỷ, hội họp bạn bè, vui chơi giải trí…  

4.2. Quy tắc 6 chiếc lọ

Theo quy tắc này, bạn sẽ chia tổng thu nhập của mình thành sáu phần:

  • Lọ thứ nhất, chiếm 55% tổng thu nhập, sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu, các sinh hoạt thường ngày.  
  • Lọ thứ 2, chiếm 10% thu nhập, tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác cho bản thân thông qua việc góp vốn đầu tư, kinh doanh…  
  • Lọ thứ 3, chiếm 10% tổng thu nhập, dùng cho tiết kiệm dài hạn, các hoạt động kinh doanh, mua sắm tài sản.  
  • Lọ thứ 4, chiếm 10% thu nhập, đầu tư cho tri thức.  
  • Lọ thứ 5, chiếm 10% thu nhập, dùng cho các hoạt động hưởng thụ.  
  • Lọ thứ 6, chiếm 5% còn lại, dùng để thực hiện các hoạt động từ thiện, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.  

4.3. Quy tắc 100 trừ số tuổi

Một quy tắc nữa mà bạn có thể áp dụng để quản lý tài chính cá nhân là quy tắc 100 trừ số tuổi. Đây là cách thực phân chia nguồn tiền cho các kênh đầu tư theo mức độ rủi ro và sinh lời. 

Theo quy tắc này, bạn sẽ chia tổng tiền đầu tư của mình thành hai phần:

  • Phần tiền đầu tư vào cổ phiếu sẽ bằng 100 trừ đi số tuổi của bạn. Ví dụ, nếu bạn 30 tuổi, bạn sẽ đầu tư 70% tiền vào cổ phiếu.  
  • Phần tiền đầu tư vào trái phiếu sẽ bằng số tuổi của bạn. Ví dụ, nếu bạn 30 tuổi, bạn sẽ đầu tư 30% tiền vào trái phiếu.  

Bước 5: Tích lũy và đầu tư

Để tích lũy và đầu tư một cách hiệu quả, bạn cần phải biết cách phân bổ tiền bạc của mình theo thu nhập và chi tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn lựa các kênh đầu tư phù hợp với mục tiêu và khẩu vị đầu tư của mình.  

Nguồn tiền có thể dùng để đầu tư vào: 

  • Cổ phiếu 
  • Trái phiếu 
  • Bất động sản 
  • Và nhiều kênh khác 

Ngoài các kênh đầu tư phổ biến nêu trên, bạn còn có thể lựa chọn sản phẩm Bảo hiểm Liên kết đơn vị cung cấp bởi công ty bảo hiểm nhân thọ. Khi mua sản phẩm này, bạn vừa được bảo vệ trước các rủi ro, vừa có cơ hội tham gia thị trường đầu tư với sự linh hoạt và tiềm năng tăng trưởng cao kèm theo rủi ro cao. Sản phẩm này được thiết kế một cách tối ưu bởi công ty bảo hiểm nhân thọ, giúp khách hàng dễ dàng điều chỉnh quỹ đầu tư theo mục tiêu cá nhân, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn. 

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết đơn vị SUN - Sống Sáng của Sun Life Việt Nam là một trong những giải pháp bảo hiểm liên kết đầu tư đột phá trên thị trường hiện nay. 

SUN – Sống Sáng được thiết kế với giá trị bảo vệ và các quyền lợi vượt trội, khuyến khích khách hàng duy trì lối sống lành mạnh. Ngoài quyền lợi bảo vệ tài chính trước các rủi ro lên đến 290 lần phí bảo hiểm cơ bản năm, bạn còn có quyền điều chỉnh linh hoạt kế hoạch đầu tư và bảo vệ, đồng thời có cơ hội nhận các khoản thưởng hấp dẫn, giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực tài chính cá nhân và gia tăng hiệu quả đầu tư. Cụ thể hơn, giải pháp bảo hiểm này mang đến cơ hội tăng trưởng tài sản hiệu quả với 5 quỹ đầu tư đơn giản, dễ nhớ và khác biệt hướng đến danh mục đầu tư đa dạng theo khẩu vị chấp nhận rủi ro và kỳ vọng đầu tư của khách hàng, như: cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi... dưới sự quản lý của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về  sản phẩm bảo hiểm SUN - Sống Sáng tại đây

Thương hiệu bảo hiểm tốt nhất Việt Nam năm 2021

Thương hiệu Bảo hiểm Nhân thọ tốt nhất tại Việt Nam năm 2021