Để hiểu về bảo hiểm nhân thọ, bạn đọc hãy chuẩn bị từ những kiến thức cơ bản nhất của bảo hiểm: con người.  

Sol Sáng là chuỗi nội dung giúp bạn "soi" để hiểu bảo hiểm dễ dàng nhất.

Điểm đặc biệt của SolSáng là dùng hình tượng tò he để minh họa cho các thuật ngữ bảo hiểm, giúp truyền tải thông điệp bảo hiểm một cách tinh giản và thú vị.

Sol Sáng là chuỗi nội dung giúp bạn "soi" để hiểu bảo hiểm dễ dàng nhất.

Điểm đặc biệt của SolSáng là dùng hình tượng tò he để minh họa cho các thuật ngữ bảo hiểm, giúp truyền tải thông điệp bảo hiểm một cách tinh giản và thú vị.

Theo báo cáo “Chỉ số khả năng phục hồi tài chính” của Sun Life Châu Á, lòng tin và cảm xúc là 2 nhân tố chính định hình và thúc đẩy hành vi tài chính của người Việt. Đáng chú ý, gần một nửa số người Việt tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn được tìm hiểu sâu kiến thức về tài chính cũng như được tiếp cận các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để giúp họ quản lý tài chính tốt hơn.

Trong bối cảnh đó, khái niệm bảo hiểm ngày càng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Là một loại bảo hiểm thương mại, BHNT được xem là “tấm lá chắn” tài chính cho bản thân và người thân trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

Để hiểu đúng và sử dụng BHNT một cách hiệu quả, việc tìm hiểu kỹ về công cụ tài chính này rất quan trọng. Chúng ta có thể đi từ những yếu tố căn bản nhất của BHNT: con người.

Một hợp đồng BHNT gọi tên những ai?

Về cơ bản, một hợp đồng BHNT như một tam giác cân với 3 đỉnh, tương đương với 3 đối tượng chính Bên mua bảo hiểm (bên A), Người được bảo hiểm (bên B) và Người được thụ hưởng (bên C).

Để giúp người đọc dễ hiểu hơn, bài viết sẽ gọi tắt 3 đối tượng trên bằng những cái tên A, B, C như trên và giải thích một cách gãy gọn nhất.

Bên mua bảo hiểm (A)

Họ là ai?

Bên mua bảo hiểm có thể tổ chức hoặc cá nhân có nguyện vọng tham gia BHNT.

Nếu là tổ chức thì phải được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; nếu là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống, học tập hoặc làm việc tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Họ làm gì?

Nếu nhìn vào tên gọi, thì câu hỏi này có vẻ… hơi thừa. Nhưng để tránh những hiểu lầm có thể xảy ra, đây là những điều bên A phải thực hiện theo quy định của BHNT:

  • Kê khai thông tin cá nhân, ký tên xác thực tham gia hợp đồng bảo hiểm
  • Đóng phí bảo hiểm
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng bảo hiểm

Người được bảo hiểm (B)

Họ là ai?

Tưởng tượng một ngày đi siêu thị và thấy một thực phẩm sức khỏe chất lượng, tốt cho nhiều độ tuổi. Bạn muốn mua sản phẩm đó cho bản thân dùng hoặc làm quà cho bố mẹ người thân.

BHNT cũng thế, bạn (A) có thể tự mua bảo hiểm cho chính mình hoặc người khác (B).

Tuy nhiên khác với đi siêu thị, Người được bảo hiểm (B) phải là cá nhân được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo các quyền lợi được quy định tại Quy tắc và Điều khoản sản phẩm.

Cần lưu ý: Các giới hạn về tuổi tham gia cũng như tuổi tối đa được bảo hiểm tùy thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm bảo hiểm.

Người thụ hưởng (C)

Họ là ai?

Khi nhận được một món quà của người khác, bạn có thể giữ nó để dùng cho riêng mình hoặc chia ra tặng cho một hoặc nhiều người khác.

Trong BHNT, người thụ hưởng (C) có thể là bất kỳ ai (cá nhân hoặc tổ chức) được Bên mua bảo hiểm (A) hoặc Người được bảo hiểm (B) chỉ định và có sự đồng ý của bên B hoặc người đại diện theo pháp luật của bên B.

Bên C có thể là nhiều người với mức thụ hưởng khác nhau. Người thụ hưởng (C) được ghi tên rõ ràng trong Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm và các thỏa thuận bổ sung của Hợp đồng bảo hiểm (nếu có)

Câu chuyện “hết yêu đòi lại quà" cùng có thể xảy ra trong BHNT, vì Người mua bảo hiểm (A) có thể thay đổi Người thụ hưởng (C), không giới hạn số lần.

Họ làm gì?

Như cái tên, “thụ hưởng" - bên C sẽ nhận toàn bộ hoặc một phần Quyền lợi bảo hiểm được quy định tại Quy tắc và Điều khoản sản phẩm khi Người được bảo hiểm gặp phải tai nạn bảo hiểm.

Tại sao cần Người thụ hưởng?

BHNT là một giải pháp tài chính dài hạn, vì vậy cần quy định cụ thể về người thủ hưởng để đảm bảo Bên mua bảo hiểm (bên A) trao tài sản đúng người trong trường hợp không may xảy ra và tránh được những rắc rối, tranh chấp về sau.

Ví dụ:

Người vợ mua bảo hiểm cho chồng có thể chỉ định cho con ruột của họ là người thụ hưởng. Nếu người chồng xảy ra chuyện không may, người con sẽ được hưởng toàn bộ quyền lợi bảo hiểm. Nếu như con dưới 18 tuổi thì lúc này người giám hộ hợp pháp của con (người mẹ) sẽ là người được nhận quyền lợi bảo hiểm.

Nếu không chỉ định Người thụ hưởng (C), có 2 trường hợp có thể xảy ra:

  1. Nếu Người được bảo hiểm (B) gặp chuyện không may, Bên mua bảo hiểm (A) là người hưởng quyền lợi bảo hiểm.
  2. Nếu cả Người được bảo hiểm (B) và Bên mua bảo hiểm (A) đều gặp chuyện không may, người hưởng quyền lợi bảo hiểm là người thừa kế hợp pháp của A.

Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về BHNT và sử dụng bảo hiểm hiệu quả hơn.

Hãy liên hệ với đội ngũ Tư vấn Tài chính của Sun Life để được tư vấn chi tiết về các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp cho bản thân và gia đình nhé!

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất Việt Nam 2024

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất 2024