Ba cách giúp trẻ vị thành niên chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai
Trẻ thích làm theo cách riêng của mình khi đến tuổi vị thành niên. Thời niên thiếu, tất cả chúng ta đều trải qua thời kỳ nổi loạn vào thời điểm nào đó, vì vậy điều quan trọng là cha mẹ phải có sự thấu hiểu và tôn trọng.
Là cha mẹ, bạn đã bao giờ nhận ra rằng những đứa con ngoan ngoãn đang bắt đầu đi theo con đường riêng của chúng từ khi bước vào tuổi vị thành niên? Các chuyên gia giải thích rằng mỗi người phải trải qua giai đoạn nổi loạn tuổi teen trước khi họ trưởng thành. Khi con trẻ từ chối làm theo lời cha mẹ một cách vô điều kiện, có nghĩa là chúng đang bắt đầu phát triển tư duy độc lập. Phụ huynh nên học cách thừa nhận và tôn trọng sự lựa chọn của con trẻ.
Trẻ vị thành niên cần sự tôn trọng từ cha mẹ
Hầu hết trẻ em bước vào tuổi vị thành niên vào khoảng 12 tuổi. Tuổi vị thành niên là giai đoạn bắt đầu dậy thì và kết thúc khi sang tuổi trưởng thành. Trong thời gian này, trẻ muốn tự do lựa chọn và giảm ảnh hưởng từ cha mẹ. Bằng cách khám phá những điểm yếu và điểm mạnh của mình, trẻ bắt đầu tìm thấy lối đi riêng trong cuộc sống.
Tại sao thanh thiếu niên lại nổi loạn? Chuyên gia giải thích rằng trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học có thể hiểu được suy nghĩ của cha mẹ, và dự đoán phản ứng của họ khi có vấn đề. Ví dụ, khi cha mẹ về nhà và thấy con đang chơi máy tính, họ thường hỏi, “ Con đã làm bài tập về nhà chưa?” Vì trẻ có thể đoán được phản ứng của cha mẹ nên chúng chỉ trả lời đối phó, khiến cha mẹ càng khó chịu hơn.
Thời thơ ấu, trẻ khao khát sự thương yêu và công nhận từ cha mẹ, nhưng khi đến tuổi dậy thì, tất cả những gì trẻ muốn là sự tôn trọng. Cha mẹ thường có xu hướng xem tất cả những người trẻ tuổi đều chưa trưởng thành. Kết quả là, họ thường loại bỏ ngay lập tức bất kỳ ý tưởng hay suy nghĩ nào mà con cái trong tuổi vị thành niên của họ chia sẻ. Còn thanh thiếu niên thường có suy nghĩ rằng cha mẹ không hiểu những tình huống chúng đang trải qua, vì vậy dần dần ngừng chia sẻ, tạo ra một khoảng cách thế hệ.
Nếu trẻ không bước ra khỏi bóng của cha mẹ, và tiếp tục kìm nén những ý tưởng và cảm xúc của chính bản thân, chúng sẽ không thể trở thành một người quyết đoán và tự tin khi lớn lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội và phát triển nghề nghiệp.
Ba mẹo giúp bạn thân thiết với con hơn
Nếu cha mẹ muốn duy trì một mối quan hệ tốt với con trong độ tuổi này, họ phải thực hiện ba thay đổi sau đây:
- tham gia thảo luận với con thay vì đưa ra các mệnh lệnh;
- lắng nghe hơn và đặt câu hỏi; và
- tôn trọng quyết định cuối cùng của con.
Thanh thiếu niên có những suy nghĩ độc lập của riêng mình. Sử dụng giọng ra lệnh khi nói chuyện sẽ làm con khó chịu hơn nữa. Cha mẹ nên học cách xem con như bạn bè. Cố gắng nói chuyện với con theo cách khiến con cảm thấy thoải mái và cho thấy rằng bạn thừa nhận thực tế con đang trưởng thành.
Khi có vấn đề cần trao đổi, phụ huynh nên lắng nghe chăm chú những gì con nói, và đưa ra hướng dẫn thích hợp khi con đang tìm những mặt ưu nhược điểm của một vấn đề. Cố gắng không đánh giá trên quan điểm của thế hệ mình vì điều này sẽ chỉ càng làm thêm xa cách.
Hãy chấp nhận những sai lầm
Trẻ vị thành niên phải được học hỏi và lớn lến từ những sai lầm. Miễn là con bạn không làm điều gì đó sai trái hoặc vô đạo đức, là cha mẹ, bạn nên luôn tôn trọng sự lựa chọn của con. Hãy cho phép con bạn mắc sai lầm, và chắc chắn rằng bạn luôn ở đó khi con cần bạn.
Khi bạn đang phải tìm cách đối phó với những đứa con trong tuổi nổi loạn, cũng đừng quên chọn đúng giải pháp tài chính và chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn thay đổi mà con bạn đang trải qua.
Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo