Kế hoạch tài chính cho chủ doanh nghiệp

Đối với một doanh nhân, việc xác lập kế hoạch tài chính vững vàng không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu trong sự nghiệp mà còn trong đời sống cá nhân. Vậy làm thế nào đế chuẩn bị kế hoạch tài chính chi tiết cho một tương lai sáng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn có biết với mỗi một doanh nghiệp, dù là kinh doanh mặt hàng nào hay hoạt động dưới hình thức nào, thì đều trải qua 4 giai đoạn: Khởi Nghiệp – Tăng Trưởng – Trưởng Thành – Sau Trưởng Thành. Trong từng giai đoạn, chủ doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề tài chính khác nhau để bảo đảm doanh nghiệp được vận hành một cách suôn sẻ.

1. Giai đoạn Khởi nghiệp: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Đối với các doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm, sự an toàn của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, bạn cần lập kế hoạch tài chính cá nhân để bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro tiềm ẩn trong cuộc sống như bệnh tật hay tai nạn. Một hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là một lựa chọn khôn ngoan trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, một kế hoạch tài chính cá nhân vững chắc sẽ hữu ích trong việc phục vụ bạn theo đuổi các mục tiêu cá nhân như du lịch, giáo dục cho con trẻ, hưu trí hoặc thậm chí là tăng vốn cho doanh nghiệp của bạn.

2. Giai đoạn Tăng trưởng: Lập kế hoạch tài chính duy trì doanh nghiệp

Ở giai đoạn tăng trưởng, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ nhân viên chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách phúc lợi nhân viên là vấn đề bạn cần chú trọng trong giai đoạn này.

Bên cạnh các phúc lợi nhân viên về lương thưởng và thăng tiến, việc cung cấp giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho nhân viên, đồng thời bảo vệ tài chính cho họ trước các rủi ro trong cuộc sống thông qua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là bước đi thông minh và linh hoạt mà bạn có thể lựa chọn như một hình thức tri ân cho tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp mình.

3. Giai đoạn Trưởng thành: Lập kế hoạch tích lũy và đầu tư

Khi một doanh nghiệp đến giai đoạn trưởng thành, nhu cầu tài chính của chủ doanh nghiệp tập trung vào việc tích trữ tài sản và đầu tư sinh lời. Một kênh đầu tư vừa hiệu quả, vừa an toàn nên là lựa chọn hàng đầu của bạn trong giai đoạn này. Từ đó, bạn có thể vận hành doanh nghiệp trong khi an tâm số tiền mình tích lũy vẫn đang sinh ra lợi nhuận.

4. Giai đoạn Sau trưởng thành: Lập kế hoạch tài chính phát triển bền vững

Tại giai đoạn cuối cùng của vòng đời một doanh nghiệp, có 3 khả năng có thể xảy ra:

  • Làm mới lại: Phát triển những lĩnh vực kinh doanh mới làm tăng doanh thu và lợi nhuận
  • Trạng thái ổn định: Duy trì trạng thái trưởng thành liên tục
  • Suy thoái: Lợi nhuận bắt đầu giảm với dấu hiệu doanh thu giảm, chi tiêu tăng

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc quyết định một doanh nghiệp có thực sự có sức sống bền bỉ và có thể tồn tại với thời gian hay không. Đối với chủ doanh nghiệp đã có một kế hoạch tài chính vững vàng ngay từ giai đoạn đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn khi đã tích lũy được một số vốn đủ để trang trải và phân bổ lại nguồn lực trong doanh nghiệp. Tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, đồng thời duy trì chỗ đứng trên thị trường là hướng đi mà tất cả các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã và đang thực hiện, dựa trên một nền tảng vô cùng vững chắc về tài chính.

 

Với các giải pháp bảo hiểm linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, Sun Life tự tin là người bạn đáng tin cậy, luôn hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến lập kế hoạch tài chính.

Hãy để Sun Life đồng hành cùng bạn bằng cách để lại thông tin nhé!

Khởi đầu ngay cuộc sống tươi sáng hơn

Giải pháp tài chính

Tiết kiệm

Sức khỏe

Tai nạn

Đầu tư

Khoảnh khắc sống

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất Việt Nam 2024

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất 2024