Trước khi đặt ra bất kỳ mục tiêu nào, bạn nên cân nhắc kỹ về tính khả thi trên thực tế. Trong khi một số mục tiêu ngắn hạn có thể dễ dàng đạt được, những mục tiêu dài hạn như kết hôn, mua nhà, hoặc nghỉ hưu thoải mái sẽ mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để đạt được. Vì vậy, càng lên kế hoạch sớm, bạn càng có nhiều thời gian để tích luỹ số tiền mình cần.

Bạn có thể thiết lập các mục tiêu ngắn hạn trước. Nó có thể là một quỹ phòng khi các sự cố xảy ra, tốt nhất là đủ để trang trải các khoản chi phí của bạn trong vài tháng.

Cân bằng chi tiêu

Hãy lưu ý đến những chi phí hàng ngày. Những bạn trẻ mới đi làm thường có mức lương thấp, nhưng lại có xu hướng chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Họ thực sự cần phải kiểm soát chi tiêu của mình một cách hợp lý để khỏi lâm vào nợ nần.

Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Hình thành một thói quen tiết kiệm là rất quan trọng đối với bất kỳ bạn trẻ nào. Bí quyết rất đơn giản. Đề ra mức sử dụng nhất định và chỉ chi tiêu khi cần thiết. Dành 10-20% lương hàng tháng của bạn để tiết kiệm và chỉ chi 80-90% còn lại cho các chi phí thiết yếu hàng ngày. Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm từ hôm nay, số tiền đó sẽ tăng dần trong tương lai không xa.

Đối với việc chi tiêu, bạn phải phân biệt giữa "cần" và "muốn". Nếu bạn vẫn có thể sống một cách dễ dàng mà không cần một thứ nhất định nào đó trong hơn một tháng, vậy thì thứ đó là không nhất thiết phải cần.

Xem xét giải pháp bảo hiểm phù hợp

Để tận hưởng một kế hoạch hoàn hảo, bạn cần cân nhắc về những điều bất ngờ hay rủi ro có thể xảy ra. Để bảo vệ bản thân và hạnh phúc của người thân yêu, bảo hiểm là thực sự cần thiết.

1. Đánh giá nhu cầu bảo vệ của bạn

Hãy suy nghĩ cẩn thận "tại sao" bạn cần phải mua bảo hiểm và trao đổi với các tư vấn tài chính để tìm được gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bạn nhất. KHÔNG tham gia bảo hiểm chỉ vì bạn muốn giúp đỡ họ.

2. Nghiên cứu các sản phẩm cẩn thận

Hiện có khá nhiều sản phẩm bảo hiểm trên thị trường. Đừng chọn đại một loại nào đó. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

3. Xem xét khả năng của mình

Cũng giống như những thứ khác bạn mua, bạn nên thận trọng khi mua các sản phẩm tài chính. Chỉ cân nhắc các lựa chọn khác khi khác sau khi những nhu cầu cơ bản đã được đảm bảo.

Một kế hoạch tài chính ổn định trong tương lai sẽ phụ thuộc vào 3 khía cạnh: mức thu nhập, khả năng tiết kiệm và gói bảo hiểm của bạn.

Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo.