Làm việc tại nhà là một hình thức không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Nhưng để có thể duy trì hiệu quả như khi làm việc tại văn phòng lại không phải là điều dễ dàng. Vậy đâu là bí quyết giúp bạn nâng cao hiệu quả khi làm việc tại nhà?
5 mẹo nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân
Tình hình tài chính của bạn có thực sự ổn định? Đâu là bí quyết giúp bạn cải thiện tài chính cá nhân? Hãy cùng Sun Life điểm qua 5 mẹo giúp bạn nâng cao sức khỏe tài chính của bản thân nhé.
- Hãy bắt đầu bằng việc trả lời một số câu hỏi cơ bản về tình hình tài chính cá nhân của bạn:
- Thu nhập hiện tại của bạn có đủ để chi trả các khoản chi phí hàng tháng?
- Bạn có đang tồn động các khoản nợ nào không?
- Bạn có quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp không?
- Bạn có kế hoạch và mục tiêu tài chính cho tương lại không?
Trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp bạn vẽ ra được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Từ đây, hãy đào sâu vào cách bạn có thể cải thiện sức khỏe tài chính của mình bằng cách tham khảo 5 mẹo mà Sun Life đã tổng hợp nhé.
Xây dựng ngân sách chi tiêu hợp lý
Kiểm soát và phân bố chi tiêu hợp lý là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao sức khỏe tài chính của bạn. Phương pháp này không những giúp bạn giữ tình hình tài chính cá nhân ở mức ổn định, mà còn giúp bạn nhìn thấy khả năng tài chính của mình trong hiện tại, từ đó có thể thiết lập các mục tiêu phấn đấu để cải thiện sức khỏe tài chính của bản thân.
Bằng cách phân loại các khoản chi tiêu thành những hạng mục khác nhau, bạn sẽ dễ dàng nhìn ra đâu là các khoản chi thiết yếu, cần được ưu tiên và đâu là các khoản không thực sự cần thiết, cần phải loại bỏ. Từ đó, bạn có thể phân bố ngân sách một cách hợp lý và an tâm “tiêu xài” trong khoản được ấn định mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính cá nhân.
Giải quyết các khoản nợ càng sớm càng tốt
Việc sở hữu các khoản nợ khiến bạn “eo hẹp” hơn trong chi tiêu vì luôn phải trích một phần tiền từ thu nhập để trả nợ hàng tháng, ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong tài chính của bạn. Các khoản nợ cũng sẽ khiến bạn phải đắn đo suy nghĩ khi muốn đưa ra một quyết định lớn trong đời như mua nhà, lập gia đình hay sinh con.Vì vậy, để giữ cho tài chính của bạn được khỏe mạnh thì việc giải quyết dứt điểm các khoản nợ nần là điều cần phải làm.
Hãy ngồi xuống và liệt kê ra các khoản nợ mình đang có, sắp xếp chúng theo trình tự từ khoản nợ lớn nhất đến khoản nhỏ nhất. Từ đó, hãy lên kế hoạch hoàn thành các khoản nợ nhỏ trước để chúng không phát sinh thêm nữa. Sau đó, hãy tính đến việc trả các món nợ lớn hơn. Với phương pháp này, các khoản nợ cần phải trả dần dần được thu hẹp, giúp bạn dễ dàng quản lý chúng hơn, tránh trường hợp bị sót nợ.
Thành lập quỹ dự phòng
Trong cuộc sống, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, hãy đảm bảo tài chính của bạn vẫn có thể vững vàng trước những sự kiện bất ngờ bằng cách thành lập quỹ dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp.
Lời khuyên là hãy cố gắng dành ra ít nhất 10% thu nhập hàng tháng của bạn để cho vào quỹ này. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét tham gia một số gói bảo hiểm có quyền lợi chi trả viện phí và bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Như vậy, bạn có thể an tâm trong việc đảm bảo sức khỏe tài chính của mình không bị ảnh hưởng khi các sự kiện không may diễn ra.
Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng
Bạn mong muốn mình có thể sở hữu một căn nhà riêng khi nào? Thời điểm nào thì bạn sẵn sàng để lập gia đình? Khoản tiền bạn muốn mình tiết kiệm được cho quỹ hưu trí là bao nhiêu? Việc đặt ra mục tiêu tài chính gắn liền với các sự kiện trọng đại trong đời giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về khả năng tài chính bạn mong muốn đạt được trong tương lai.
Từ đó, bạn sẽ có thể xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đạt được các mục tiêu về tài chính mà bạn đã đề ra. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có động lực để phấn đấu hơn trong sự nghiệp khi đã xác định rõ những mong muốn của mình cho tương lai. Sức khỏe tài chính của bạn cũng vì vậy mà được cải thiện và nâng cao.
Tham gia các hoạt động đầu tư
Hiện nay, đầu tư là một trong những cách thức gia tăng thu nhập cá nhân khá phổ biến, giúp bạn đa dạng hóa nguồn thu của mình, từ đó nâng cao sức khỏe tài chính.
Bạn có thể bắt đầu bằng các khoản đầu tư nhỏ hoặc các kênh đầu tư tương đối an toàn, rủi ro thấp như quỹ tiết kiệm ngân hàng hoặc tham gia các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư . Sau đó, khi đã tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm, bạn có thể xem xét tham gia một số loại hình đầu tư khác với rủi ro cao hơn để đổi lấy mức lợi nhuận hấp dẫn hơn.
*Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo.