Chúng ta thường có xu hướng nghĩ về chuyện lập gia đình khi tìm được một người phù hợp. Tuy nhiên, cùng một người khác xây dựng tương lai chưa bao giờ là dễ dàng. Sau đây là 4 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự sẵn sàng để tiến tới hôn nhân.
Hợp nhất tài chính của bạn
Đừng để tiền trở thành một rào cản đối với một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Hiểu rõ hơn về thái độ nửa kia của bạn đối với tiền bạc
Một cuộc hôn nhân vững chắc phụ thuộc rất nhiều vào sự yêu thương của hai vợ chồng và cam kết với nhau một cách bình đẳng. Sự thấu hiểu lẫn nhau về thái độ đối với tiền bạc là nền tảng cho hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng không dựa vào tài chính của người kia trước khi họ kết hôn, nhưng điều này thường sẽ thay đổi sau khi kết hôn. Nửa kia của bạn có thể có các suy nghĩ khác và ý tưởng khác so với bạn về việc sở hữu một ngôi nhà, đầu tư, hoặc nên gửi cho cha mẹ của bạn bao nhiêu tiền mỗi tháng. Bạn có thể không đồng ý về việc cho bạn bè vay tiền, số tiền chi tiêu cho quần áo, ăn uống tại nhà hàng hoặc thậm chí phương tiện đi lại hàng ngày và những quan điểm khác nhau này có thể dẫn đến mâu thuẫn.
Hãy rõ ràng về cách bạn sẽ xử lý chi phí chung của cả hai
Vì các cặp vợ chồng sẽ sống dưới cùng một mái nhà sau khi kết hôn, điều đó có nghĩa là chi phí sẽ được chia sẻ như tiền thuê nhà, thanh toán thế chấp, tiền điện nước, xe hơi hoặc tiền cho kỳ nghỉ hàng năm cùng nhau. Bạn sẽ cần phải làm rõ các chi phí này có được chia đều hay không, hoặc liệu người kia có sẵn sàng trả thêm tiền hay không.
Nó thực sự không quan trọng người nào trả tiền miễn là bạn nói về chuyện này và thỏa thuận rõ với nhau. Điều quan trọng là phải xây dựng một nền tảng tài chính ổn định cho cuộc sống cùng nhau. Nguyên tắc cơ bản là: đừng để tiền trở thành rào cản đối với hôn nhân hạnh phúc.
Tốt nhất là hãy nói về quan điểm của bạn trong tiền bạc trước khi kết hôn, do đó bạn biết điều gì sẽ xảy ra với nhau. Các câu hỏi sau có thể hữu ích:
- Bạn muốn tài chính riêng biệt hay hợp nhất lại?
- Bạn sẽ quản lý chi phí hàng ngày như thế nào? Thu nhập và chi phí nên quản lý riêng hay chung?
- Thu nhập của bạn từ đâu? Chi tiêu hàng tháng của bạn là bao nhiêu? Bạn thường chi tiêu cho điều gì?
- Bạn có lập ngân sách cho tiền tiết kiệm và chi phí không?
- Bạn có dành tiền cho các việc khẩn cấp không?
- Bạn có thể xử lý mức độ rủi ro nào?
- Bạn muốn chu cấp cho cha mẹ bao nhiêu tiền?
- Bạn có cần nâng mức bảo hiểm không? Hay giảm bớt mức bảo hiểm?
- Mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?
- Bạn có định mua nhà riêng không?
- Bạn có muốn có con không?
- Khi nào bạn muốn nghỉ hưu? Bạn đã để dành tiền cho việc về hưu chưa?
Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo.