Chế độ ăn: Ăn các thực phẩm tươi như rau xanh, cá hồi, hạt và quả mọng để duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Các thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ người lớn tuổi dùng các thực phẩm này để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Sức khỏe tinh thần: Gặp gỡ và nói chuyện thường xuyên với gia đình, bạn bè qua mạng hoặc trực tiếp; thường xuyên thăm hỏi những ai đang sống một mình và có thể cảm thấy bị cô lập hoặc gặp khó khăn để chăm sóc bản thân. Chú ý những thay đổi về hành vi có thể ảnh hưởng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần.
Chích ngừa: Hãy kiểm tra với bác sĩ gia đình để được tư vấn về vắc-xin. Người lớn tuổi, người có bệnh nền và nhân viên y tế thường là các nhóm được ưu tiên chích ngừa.
Chẩn đoán sớm: Hãy chú ý đến các triệu chứng như uống nhiều nước hơn, đi tiểu nhiều hơn bình thường và hay cảm thấy đói bụng,mệt mỏi. Đừng trì hoãn việc xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường do sợ bị nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế.
“Duy trì giãn cách xã hội, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đúng cách rất quan trọng đối với mọi người trong đại dịch. Đối với bệnh nhân tiểu đường, hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về thuốc và đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ khi cần”, Bác sĩ Raymond TSO, Giám Đốc Y Khoa, AVP, Sun Life cho biết.
Một lối sống lành mạnh với chế độ luyện tập đều đặn và ăn uống lành mạnh cùng có thể ngăn ngừa khởi phát bệnh tiểu đường loại 2. Thuốc và công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta có thể hỗ trợ và chăm sóc tốt hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường.