Dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Bạn có biết, vận động thường xuyên không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe đẹp mà còn là một phương pháp để quản lý bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, việc cân bằng cuộc sống là một điều khá khó khăn. Việc liên tục phải đảm bảo đường huyết nằm ở mức trung bình, lên kế hoạch cho từng bữa ăn hay khám sức khỏe định kỳ thường xuyên đã chiếm gần như toàn bộ thời gian của chính bạn. Đôi khi điều này dẫn đến bạn không có đủ thời gian dành cho bạn bè, người thân và đảm bảo nhu cầu vận động hàng ngày.  

Một lối sống tích cực, năng động là điều khá cần thiết đối với mỗi người và càng đặc biệt quan trọng đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường. Tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu - chìa khóa để quản lý bệnh tiểu đường. Dưới đây là 5 lời khuyên để bạn có thể vận động nhiều hơn nếu chẳng may mắc bệnh tiểu đường: 

1. Lựa chọn hoạt động thể dục thể thao phù hợp

Có rất nhiều hoạt động thể dục, thể thao mà người mắc bệnh tiểu đường có thể tham gia mỗi ngày, từ chạy bộ nhẹ nhàng trên máy, đi dạo mỗi ngày, cầu lông, tennis,... Những người mắc bệnh tiểu đường có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào, trừ những môn thể thao dưới nước như bơi lội hay lặn biển. Bởi việc ổn định đường trong máu dưới nước là điều khá khó khăn. Hãy lập một nhóm bạn bè để tạo động lực tham gia vận động mỗi ngày.

2. Lên lịch trình tập luyện

Sau khi đã lựa chọn được hoạt động phù hợp, hãy dành ra ít nhất nửa giờ đồng hồ mỗi ngày để tham gia. Lợi ích từ việc tập thể dục là rất đáng kể, đối với 2,5 giờ tập aerobic mỗi tuần sẽ giúp bạn ổn định lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2, việc tập thể dục là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa mắc bệnh. 

3. Bắt đầu một cách nhẹ nhàng

Việc vận động nhiều là rất tốt, tuy nhiên bạn cũng đừng quên việc kiểm tra sức khỏe trước khi bắt đầu. Hãy tập một cách nhẹ nhàng, từ từ lúc ban đầu và tăng dần lên trong khoảng thời gian tiếp theo là điều được khuyến khích. Đừng quá vội vã và tập rất nhiều ngay từ khi mới bắt đầu, hãy lắng nghe những phản ứng của cơ thể để tìm ra . 

4. Lưu lại nhật ký tập luyện

Bạn phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, nhất là trước và sau khi tập thể thao. Hãy lưu lại nhật ký tập luyện của mình và sự biến chuyển lượng đường trong máu mỗi ngày để biết được các hoạt động thể chất cải thiện lượng đường trong máu của mình như thế nào. 

5. Cố gắng cân bằng đường huyết

Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, tuy nhiên hãy để ý đến những biến chuyển của cơ thể. Một trong những rủi ro lớn nhất mà bạn có thể gặp phải đó là hạ đường huyết, gây ra cảm giác ốm yếu, mệt mỏi, run rẩy và thậm chí dẫn đến hiện tượng nhầm lẫn. Để giúp lượng đường trong máu không giảm một cách đột ngột, thời gian tốt nhất để tập thể dục đó là sau bữa ăn 3 giờ. Nếu bạn sử dụng insulin, hãy kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập, mang theo một số kẹo hoặc viên glucose, nước trái cây để đối phó với bất kỳ tình huống hạ đường huyết nào. Bên cạnh đó, hãy nói với những người bạn cùng nhóm tập về các phản ứng bạn có thể gặp phải để nhận sự hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. 

Có rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn là vận động viên marathon hay tham gia vào các chặng đường đạp xe dọc dài đất nước, tuy nhiên căn bệnh này đôi khi cũng mang đến cho chúng ta những điều bất lợi. Hãy vận động thường xuyên và sống lành mạnh hơn để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy dự phòng mọi rủi ro bằng cách chuẩn bị một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phù hợp cho bản thân và gia đình, từ đó có thể an tâm hơn trước những biến cố trong tương lai. 

*Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo

Khởi đầu ngay cuộc sống tươi sáng hơn

Giải pháp tài chính

Tiết kiệm

Sức khỏe

Tai nạn

Đầu tư

Thương hiệu bảo hiểm tốt nhất Việt Nam năm 2021

Thương hiệu Bảo hiểm Nhân thọ tốt nhất tại Việt Nam năm 2021