Biến nghề tay trái thành công việc toàn thời gian

Năm lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện thời điểm nên chuyển đổi nghề tay trái thành công việc chính toàn thời gian.

Phi thương bất phú, hiện nay hầu như mỗi người đều có cho mình những dự định kinh doanh riêng. Theo thống kê, có khoảng 2,9 triệu người Canada có suy nghĩ về việc tự làm chủ sự nghiệp kinh doanh của mình trong năm 2018, và 48% trong số đó đã đạt được mục tiêu

Nếu bạn là một trong số nhiều người điều hành một doanh nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn rằng đâu là thời điểm để đưa mọi thứ lên một cấp độ mới cao hơn.

Trong một số trường hợp, điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của chính bạn cũng như những rủi ro thường trực. Tuy nhiên, nếu công việc tay trái đó của bạn vẫn đang tiến triển tốt và đạt được một thành quả nhất định, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn nên biến nó trở thành một công việc toàn thời gian.

1. Bạn thấy sự gia tăng nhu cầu

Nếu bạn nhận thấy bản thân ngày càng bị thu hút bởi nghề tay trái đó, thì xin chúc mừng! Đây chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên.

Nếu có nhiều khách hàng đến với bạn vì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, hoặc bạn đang tìm kiếm các nguồn doanh thu mới và khác lạ, thì bạn có thể mang đến những điều có giá trị. Nói chuyện với một số khách hàng của bạn về nhu cầu trong tương lai của họ để hiểu được nhu cầu đó là dài hạn, theo mùa hay ngắn hạn.

2. Nghề tay trái của bạn gần như chiếm toàn bộ thời gian làm việc

Nếu thu nhập từ nghề tay trái của bạn gần bằng hoặc vượt quá mức lương từ công việc chính, thì đó chính là một dấu hiệu khá tích cực. Thậm chí, nếu bạn thấy tiềm năng phát triển liên tục thì là một điều tuyệt vời.

Quan trọng hơn: Điều bạn thực sự quan tâm đến là hiệu suất công việc. Khi thấy nghề tay trái của bạn mang lại thu nhập đáng kể tăng lên theo thời gian, thì bạn hãy tìm cách để duy trì điều đó trong một thời gian dài trong tương lai.

Các câu hỏi đặt ra trước khi bạn biến nghề tay trái thành công việc chính của mình:

  • Bạn có một danh sách khách hàng thường xuyên và mang đến một nguồn thu nhập ổn định?
  • Bạn có khả năng mang lại nhiều doanh thu hơn nếu bạn tập trung vào công việc toàn thời gian không?
  • Có đủ tiền mặt trong tài khoản của bạn để trang trải chi phí kinh doanh và gia đình trong từ 3 đến 6 tháng hay không?

Đây là những câu hỏi quan trọng để trả lời trước khi bạn từ bỏ công việc hàng ngày và tập trung vào phát triển doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn có đủ tiền mặt tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu của mình trong khi mở rộng doanh nghiệp của bạn và nếu số tiền lãi để có được nhiều doanh thu hơn, thì bạn nên cân nhắc chuyển công việc kinh doanh của mình sang toàn thời gian.

3. Cân nhắc đến chi phí cơ hội

Nếu công việc chính của bạn đang hạn chế thời gian để có thể duy trì việc kinh doanh, có lẽ đã đến lúc bạn cần đánh giá xem ở ngoài kia có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng dành cho bạn.

Để giúp mọi thứ đi đúng chu trình, hãy ước tính số tiền mà bạn sẽ mất đi nếu bỏ công việc chính hiện tại, và so sánh với công việc kinh doanh của mình. Nếu công việc kinh doanh giúp bạn mang về những khoản hời lớn hơn, thì có lẽ, bạn sẽ biết điều mình cần làm tiếp theo là gì rồi đúng không?

4. Việc kinh doanh của bạn cần thêm nhân viên

Bạn cảm thấy các công việc của mình ngày càng trở nên hối hả và chiếm thời gian lẫn nhau cũng như bạn nhận ra mình ngày càng chú tâm hơn vào việc kinh doanh, khiến công việc chính bị đình trệ và trễ nải – bạn đã vi phạm hợp đồng làm việc. Sự hối hả trong việc kinh doanh riêng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã lặng lẽ biến công việc chính thành nghề tay trái mà mình không hề hay biết.

 

5. Bạn thích nghề tay trái hơn công việc toàn thời gian

Nếu niềm đam mê cho công việc bán thời gian của mình đã lấp đầy tâm trí của bạn theo những cách mà công việc thông thường không thể mang lại, thì việc hô biến việc kinh doanh của mình thành công việc toàn thời gian là một điều đáng được cân nhắc. Trong trường hợp này, hãy tận dụng niềm đam mê của mình để tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh hấp dẫn để hỗ trợ công việc và chuyển đổi nó sang toàn thời gian.

Điều này bao gồm:

  • Tính toán số tiền cần tiết kiệm để trang trải chi phí kinh doanh và trang trải cho hộ gia đình của mình từ 3 đến 6 tháng tiếp theo.
  • Tìm hiểu những rủi ro mà bạn có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.
  • Lập các mốc thời gian thu nhập.
  • Phát triển một nhóm để hỗ trợ việc phát triển kinh doanh của bạn.
  • Quyết định về mức thuế thu nhập doanh nghiệp mà bạn phải nộp.
  • Xác định loại bảo hiểm nào bạn cần - bao gồm bệnh hiểm nghèo, khuyết tật và trách nhiệm pháp lý.
  • Lường trước những nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo

Một khi các quy trình này được thực hiện đúng, biến việc kinh doanh của bạn thành công việc toàn thời gian, thật tuyệt vời là khi đó bạn có thể ngày ngày làm việc với tất cả niềm đam mê của mình. Tận hưởng quá trình khám phá những gì phù hợp với bản thân - và tự do lựa chọn có nên biến đam mê của mình thành kế sinh nhai hay không. Sau khi bạn đã trả lời tất cả những câu hỏi đó và đặt nền tảng cho quyết định của mình, bạn đã sẵn sàng để thực hiện điều đó.

Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo

Khởi đầu ngay cuộc sống tươi sáng hơn

Giải pháp tài chính

Tiết kiệm

Sức khỏe

Tai nạn

Đầu tư

Khoảnh khắc sống

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất Việt Nam 2024

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất 2024