Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng mà mọi người, đặc biệt là phụ nữ, cần trang bị cho mình để xây dựng nền tảng tài chính vững vàng, từ đó có được sự tự chủ, độc lập. Kỹ năng này thường được hình thành, đúc kết qua kinh nghiệm truyền lại từ người thân và những bài học thực tế của mỗi cá nhân. Bài viết mở đầu trong chuỗi “Bài học đầu đời về quản lý tài chính cá nhân” sẽ chia sẻ 2 quy tắc quản lý tài chính đầu tiên dành cho các bạn trẻ mới ra trường và bắt đầu sự nghiệp. Hy vọng bạn sẽ nhận được những gợi ý hữu ích để quản lý tài chính của mình tốt hơn, hướng đến đạt được sự độc lập tài chính.
Những quy tắc Quản lý chi tiêu đầu tiên
Bạn thường sử dụng thẻ tín dụng hay tiền mặt, hay chuyển khoản để thanh toán? Dù sử dụng phương thức nào, việc quản lý chi tiêu chưa hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng không đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng hoặc không thể dành dụm được khoản tiền mong muốn theo kế hoạch cho việc xây dựng gia đình hay những mục tiêu tài chính lớn lao. Sau đây là 2 quy tắc bạn có thể áp dụng để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn:
1. Rà soát chi tiêu
Khi nghĩ đến quản lý chi tiêu, việc đầu tiên người ta thường làm là lên kế hoạch chi tiêu so với mức thu nhập hàng tháng. Để lên kế hoạch thực tế, bạn nên dựa trên những con số thực tế thay vì con số ước lượng. Ví dụ: bạn cho rằng mỗi bữa ăn trung bình là 50.000 đồng và từ đó nhân lên tiền ăn mỗi tháng, nhưng thực tế bữa ăn của bạn thường nhiều hơn 50.000 đồng nếu bạn gọi thêm ly nước, món tráng miệng, hoặc đơn giản là muốn tự thưởng. Vì vậy, bên cạnh những hóa đơn cố định hàng tháng, hãy ghi lại những khoản tiền bạn đã chi mỗi ngày trong một tháng, hoặc ít nhất 1 tuần liên tục để làm cơ sở lập kế hoạch chi tiêu. Việc có đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác và đúng đắn hơn. Thói quen rà soát chi tiêu cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh để tránh việc chi nhiều hơn thu, hoặc phát hiện ra khoản tiền còn dư và tối ưu hóa nó.
Hãy dùng ứng dụng để việc nhập và phân loại chi tiêu được dễ dàng. Một số ứng dụng bạn có thể thử: Money Lover, Sổ thu chi MISA
2. Lập quỹ tiết kiệm
Tiết kiệm tiền là một trong những khía cạnh thiết yếu của việc xây dựng, tích lũy tài sản và đồng thời góp phần đảm bảo an toàn tài chính. Khi đối mặt với những bất ổn trong cuộc sống, quỹ tiết kiệm không chỉ giúp bạn giảm được tổn thất về tài chính, mà còn khiến bạn tự tin vững bước trên con đường đạt đến các mục tiêu tài chính và xây dựng cuộc sống mong muốn. Tùy vào thu nhập, nhu cầu chi tiêu và đầu tư mà bạn có thể chi vào quỹ tiết kiệm nhiều hoặc ít, song tối thiểu nên là 10% thu nhập, và tăng dần hàng năm theo mức tăng thu nhập của bạn. Bên cạnh việc xây dựng quỹ dành cho các mục tiêu tài chính ngắn hạn, bạn nên có các quỹ tiết kiệm sau: