1. Bạn bắt đầu tiết kiệm từ khi nào?

Càng bắt đầu sớm, bạn càng tiết kiệm được nhiều hơn. Chẳng hạn như vào năm 20 tuổi, bạn tiết kiệm từ những công việc làm thêm bán thời gian, cho đến năm 25 tuổi cuộc sống đã ổn định hơn, bạn bắt đầu gửi tiền tiết kiệm, dần dần số tiền được gửi tiết kiệm đó của bạn ngày một tăng và có thể tự tin tận hưởng một tuổi hưu an nhàn. Ngoài ra, hãy thử làm gia tăng khoản tiền tiết kiệm đó bằng cách đầu tư vào những thứ mà bản thân yêu thích, chẳng hạn như mua cổ phiếu hay bất động sản chẳng hạn.

2. Khi nào bạn định nghỉ hưu?

Nếu bạn đang có ý định nghỉ hưu sớm hơn so với dự đinh, thì hãy tiết kiệm nhiều hơn bình thường. Hãy hình dung về bản thân mình vào năm 50 tuổi, quây quần bên con cháu mỗi ngày hay cùng bạn đời đi du lịch đến những vùng đất mới. Khi đó bạn sẽ có động lực kiếm tiền và tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, hãy lên lộ trình và kế hoạch rõ ràng để rút ngắn khoảng thời gian tiến tới kỳ nghỉ hưu an nhàn của bạn.

3. Tuổi thọ của bạn là bao nhiêu?

Không ai có thể đoán trước được tuổi thọ của mình, tuy nhiên nếu bạn có một sức khỏe tuyệt vời và những người thân trong gia đình đều có tuổi thọ cao, thì hãy cân nhắc đến vấn đề tuổi tác vào kế hoạch nghỉ hưu của mình để không bị thiếu hụt tiền tiết kiệm phục vụ cho cuộc sống những năm cuối đời.

4. Kế hoạch nghỉ hưu của bạn là gì?

Bạn sẽ nghỉ hưu như thế nào? Nghỉ hưu một cách tiết kiệm nhất có thể chỉ cần 50% mức lương trước khi về hưu là đủ. Nhưng nếu bạn có kế hoạch nghỉ hưu để tham gia các hoạt động như đi du lịch thường xuyên thì bạn cần đến 70% hoặc nhiều hơn thế. Vì vậy hãy xem xét các lựa chọn cho thu nhập hưu trí.

Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ để biết bản thân cần tiết kiệm thêm bao nhiêu nữa cho những dự định đó, hay tìm hiểu về những cách có thể làm gia tăng số tiền tiết kiệm của mình như tìm kiếm một nghề tay trái chẳng hạn.

Bạn có bảo hiểm hưu trí không?

Đôi khi việc tiết kiệm đơn thuần là chưa đủ, bởi đôi khi bạn đã nghĩ đến chuyện sử dụng số tiền đó cho những rủi ro không mong đợi. Vậy thì ai có thể giúp bạn quản lý số tiền này để bạn không thể nghĩ về việc dùng chúng cho những mục đích không thật sự quan trọng khác cũng như khi về hưu, bạn không phải quá đau đầu về việc phân chia tiền theo giai đoạn.

Hãy tìm hiểu về bảo hiểm hưu trí và chọn một công ty bảo hiểm uy tín để quản lý số tiền này.

6. Bạn sẽ kiếm được bao nhiêu từ khoản đầu tư của mình?

Đôi khi bạn không thể cân nhắc được số tiền mình cần cho kỳ nghỉ hưu là bao nhiêu, hay các lợi nhuận mà những khoản đầu tư của bạn có thể sinh sôi cho đến ngày nghỉ hưu liệu có đủ để bạn tận hưởng lúc về già. Để tính toán số tiền bạn cần để đạt được mục tiêu tiết kiệm hưu trí, bạn sẽ cần phải giả định tỷ lệ lợi tức đầu tư. Một tư vấn tài chính có thể giúp bạn hình dung ra một con số thực tế.

7. Bạn có tài sản nào khác không?

Hãy liệt kê những tài sản mà bạn có, chẳng hạn như giá trị của bất động sản đang sở hữu, các khoản tiền tiết kiệm đang gửi ở ngân hàng, những khoản tiết kiệm tiền mặt hay tài sản khác bạn đang dùng để đầu tư. Hãy tính toán giá trị của chúng ở thời điểm hiện tại để biết được mình đang có khoảng bao nhiều tiền, và liệu với số tiền đó và sự sinh lời mà chúng có thể tạo ra, thì bạn có cần tiết kiệm quá nhiều cho tuổi hưu hay không?

8. Bạn có rút tiền sớm từ quỹ lương hưu của mình không?

Nếu bạn có ý định rút tiền lương hưu sớm hơn dự kiến, thì hãy suy nghĩ về những hẹ lụy mà điều đó có thể gây ra. Khi rút tiền từ quỹ lương hưu, bạn phải trả thuế cho số tiền đó. Bạn cũng mất khoản đã đóng góp cùng lãi suất kép theo thời gian. Vì vậy, bạn cần phải tạo quỹ dự phòng trong những trường hợp cần kíp để có thể đóng tiền và quỹ lương hưu một cách đều đặn.

9. Bạn muốn sử dụng tiền như thế nào cho đến khi mình ra đi?

Hãy suy nghĩ về việc sử dụng tiền bạc và tài sản của mình trong khoảng thời gian cuối cuộc đời. Bạn muốn để lại thừa kế cho con cái? Hay bạn muốn làm từ thiện? Cần phải suy xét vấn đề này thật kỹ để bản thân không phải quá băn khoăn sau này.

Bạn đã bắt đầu tiết kiệm chưa? Hãy suy nghĩ về điều này ngay từ khi bản thân còn trẻ để có thể tiết kiệm được nhiều hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, hãy xem xét về những việc bản thân có thể làm để dành dụm từng ngày, từ đó có một kỳ nghỉ hưu thoải mái và an nhàn nhất.

 

Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo

Tìm hiểu thêm

(*) Thông tin bắt buộc

Bằng việc chọn vào ô phía trên, Tôi đồng ý cho Sun Life Việt Nam và các bên được ủy quyền bởi Sun Life Việt Nam được thu thập và xử lý thông tin do Tôi cung cấp để kết nối với Tư vấn Tài chính phù hợp, phục vụ cho việc đánh giá, tối ưu hóa các chương trình Marketing. Tư vấn Tài chính có thể liên hệ để tư vấn về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm mà Tôi đang quan tâm trong khoảng thời gian 7:00 đến 21:00 giờ hằng ngày. Tìm hiểu thêm.

Tôi không phải là người máy

 

Dịch vụ Khách hàng Sun Life Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau cho các khách hàng hiện hữu: