Chế độ nghỉ hưu của bạn phụ thuộc vào số tiền bạn tiết kiệm được trong những năm còn trẻ. Và bạn cũng đừng quá cứng nhắc về độ tuổi nghỉ hưu của mình, bởi bạn hoàn toàn có thể nghỉ hưu sớm nếu cảm thấy quỹ hưu trí của mình đã đủ để chi tiêu trong những năm về già. Thế nhưng, đôi khi bạn sẽ có những sai lầm không đáng có khiến cho khoảng thời gian tận hưởng này trở nên không còn thoải mái nữa.

Đời không như là mơ, vẫn có nhiều vấn đề tài chính có thể xảy ra, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra trong suốt kỳ nghỉ hưu của mình. Bạn đã định hướng được về hưu nên làm gì hay chưa?

Dưới đây là 10 sai lầm hàng đầu của người về hưu:

1. Định hướng ngắn hạn

Thực tế là bạn có thể sẽ sống khoảng 15 đến 20 năm nữa sau khi nghỉ hưu (hy vọng có thể lâu hơn). Như vậy thì bạn vẫn cần thêm nhiều tiền hơn nữa và cần đầu tư vào một số khoản nhất định. Bạn nên giảm đầu tư mang tính mạo hiểm cao nhưng cũng đừng nên loại bỏ hoàn toàn.

2. Bỏ sót vấn đề lạm phát

Bạn nghỉ hưu nhưng lạm phát thì không. Quỹ hưu trí của bạn sẽ vẫn cần phải phát triển để bắt kịp với tốc độ lạm phát; đó là lý do bạn có thể đầu tư vào quỹ trong thời gian nghỉ hưu.

Có thể bạn đã bắt đầu thiết lập quỹ tiết kiệm hưu trí từ rất sớm, như là từ những năm 25 tuổi chẳng hạn. Khi bạn vừa bắt đầu tốt nghiệp và có công việc ổn định, bạn đã suy xét xem với số tiền mình kiếm được mỗi tháng và dành ra một khoản cho quỹ tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm hưu trí của mình. Thế nhưng đến khi bắt đầu nghỉ hưu, nếu bạn chỉ tiêu xài số tiền đó mà không nghĩ cách làm gia tăng khoản tiền tiết kiệm của mình thì theo thời gian, bạn sẽ thấy túi tiền của mình trở nên rỗng tuếch. Hãy liên tục phát triển quỹ tiết kiệm của mình để đảm bảo cuộc sống an nhàn hơn trong tương lai.

3. Bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ

Nguyên tắc vàng trong đầu tư vẫn áp dụng trong thời gian nghỉ hưu: hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn nên duy trì tiền mặt, đầu tư thị trường tiền tệ, trái phiếu hoặc quỹ trái phiếu, một phần nhỏ cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư.

4. Tiêu xài quá nhiều hoặc quá sớm

Một thói quen phổ biến của những người nghỉ hưu là họ không kiểm soát được việc chi tiêu. Đối với họ, nghỉ hưu giống như sự giải phóng, và sự thôi thúc một cuộc sống xa hoa thật khó cưỡng. Đừng vội vàng. Bạn vẫn còn nhiều thời gian, vì vậy hãy chậm lại.

Đừng để chỉ sau một vài năm, bạn không biết số tiền mình từng tiết kiệm đã đi đâu, vì vậy ngay từ khi mới bắt đầu nghỉ hưu,Bạn hãy xác định rằng mình nên làm gì khi về hưu,chia nhỏ số tiền đó theo từng mục tiêu, từng giai đoạn. Chú ý giữ thói quen chi tiêu hợp lý để tiết kiệm hơn, và đừng quên nghĩ đến việc gia tăng số tiền tiết kiệm của mình theo thời gian. Gửi tiết kiệm ngân hàng, mua bảo hiểm hưu trí hay bảo hiểm tiết kiệm, đầu tư vào một thứ gì đó là những điều bạn có thể xem xét. Nên nhớ, điều đầu tiên bạn cần biết “về hưu nên làm gì?”.

5. Lên kế hoạch đơn giản về tài sản

Bạn có thể sẽ cần nhiều hơn chỉ là một bản di chúc. Nghỉ hưu là thời điểm tốt để xem xét việc lập kế hoạch di sản một cách nghiêm túc. Tìm hiểu về các cách bạn có thể lập kế hoạch cho di sản của mình.

6. Không chuẩn bị cho các tình huống y tế khẩn cấp

60 hoặc 65 vẫn còn là một độ tuổi chưa quá già, vì vậy nhiều người không quan tâm nghiêm túc đến các vấn đề y tế. Tuy nhiên, trái ngược với tinh thần, thể chất của chúng ta có thể ngã bệnh mà không hề báo trước vì vậy nên có sự chuẩn bị chu đáo.

7. Không đánh giá tài chính và đầu tư

Rất cần thiết để đánh giá định kỳ về tài chính và đầu tư. Mặc dù không cần phải lo lắng quá nhiều, tuy nhiên không nên quá vô tư vì bạn vẫn còn cả một quãng đường dài trước mắt.

8. Chỉ phụ thuộc vào phúc lợi xã hội

Bạn nghiêm túc đấy à? Phúc lợi xã hội chỉ giúp cho người nghỉ hưu có đủ tiền để sống, chứ không phải để tận hưởng thoải mái cuộc sống hưu trí của mình.

9. Thực hiện các việc đầu tư liều lĩnh

Một người nghỉ hưu vẫn nên đầu tư, nhưng đầu tư quá nhiều vào những khoản đầu tư mạo hiểm không phải là một ý tưởng khôn ngoan chút nào.

10. Lo lắng quá nhiều

Than ôi, sự thận trọng là vô cùng cần thiết lúc về hưu thì nỗi sợ hãi lại làm thui chột tâm hồn, vì thế miễn là bạn làm theo lý trí mách bảo và đã chuẩn bị tốt nhất cho nghỉ hưu, hãy cố gắng thư giãn vì đây là lúc bạn tận hưởng cuộc sống của mình sau những năm tháng làm việc căng thẳng. Bạn không nên sợ mình không có đủ tiền để sống mà hãy lo rằng mình có sống đủ lâu để dùng hết nó hay không.

Nếu vẫn lo lắng về những năm tháng về già, bạn hãy tham gia vào một cộng đồng hưu trí ở địa phương. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy được chia sẻ và được quan tâm mỗi ngày, cùng họ tập dưỡng sinh hay tổ chức những hoạt động có ích cho cộng đồng. Ngoài ra, hãy xem xét tìm hiểu về một nhà dưỡng lão để cảm thấy an tâm hơn về cuộc sống trong tương lai. Đừng quá lo lắng về những tháng ngày nghỉ hưu của mình, điều đó sẽ càng khiến khoảng thời gian đó của bạn trở nên tệ hơn.

Dù cho bạn đang ở độ tuổi tiền nghỉ hưu hay đã bắt đầu thời kỳ nghỉ hưu của mình, hãy bắt tay ngay vào việc làm thế nào để khoảng thời gian này trở nên thoải mái và tươi đẹp nhất. Tránh những sai lầm có thể gặp phải và tìm những giải pháp hưu trí phù hợp cho chính mình. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ một tư vấn tài chính để đảm bảo cuộc sống an nhàn khi về hưu, hoặc để lại thông tin ở bên dưới để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Sun Life Việt Nam.

 

Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo

sun-song-vung-vang-cau-hoi

Thời gian hưu trí trung bình của người Việt thường kéo dài khoảng bao nhiêu năm:

a. 10 năm
b. 18 năm
c. 30 năm

*Theo báo cáo về hưu trí của HSBC

Tìm hiểu thêm

(*) Thông tin bắt buộc

Bằng việc chọn vào ô phía trên, Tôi đồng ý cho Sun Life Việt Nam và các bên được ủy quyền bởi Sun Life Việt Nam được thu thập và xử lý thông tin do Tôi cung cấp để kết nối với Tư vấn Tài chính phù hợp, phục vụ cho việc đánh giá, tối ưu hóa các chương trình Marketing. Tư vấn Tài chính có thể liên hệ để tư vấn về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm mà Tôi đang quan tâm trong khoảng thời gian 7:00 đến 21:00 giờ hằng ngày. Tìm hiểu thêm.

Tôi không phải là người máy

 

Dịch vụ Khách hàng Sun Life Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau cho các khách hàng hiện hữu: