Cách thảo luận về tiền bạc với vợ hoặc chồng của bạn

Bắt đầu một cuộc thảo luận về vấn đề tài chính với vợ/ chồng của bạn một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Tài chính gia đình luôn là vấn đề được các cặp vợ chồng đặc biệt quan tâm. Vậy đâu là phương pháp để thương thảo vấn đề tiền bạc một cách dễ dàng?

Những cuộc tranh cãi với người bạn đời của bạn về vấn đề tiền bạc là một điều xảy ra khá thường xuyên trong cuộc sống thường ngày, đó là điều khó có thể tránh khỏi và ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng của bạn. Dưới đây là năm cách để bạn và bạn đời thống nhất và thoải mái với nhau hơn trong vấn đề tiền bạc.

Tất cả chúng ta đều hy vọng có thể tìm được một người hòa hợp về vấn đề tài chính từ việc thỏa thuận với nhau về mục tiêu tiết kiệm, kế hoạch nghỉ phép và lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, theo thời gian hầu hết chúng ta sẽ có những bất hòa trong gia đình về tiền bạc. Chúng ta không thể mưu cầu việc người bạn đời của mình hoàn toàn thống nhất về vấn đề tài chính, vì vậy cần phải có những chiến lược thỏa thuận với vợ hoặc chồng để đi đến một ý kiến đồng nhất cho cả hai. Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây:

1. Đừng nên chống lại ý kiến về tài chính của bạn đời một cách gay gắt, hãy nêu ra sự khác biệt trong suy nghĩ của bạn.

Đôi khi, bạn luôn muốn giành chiến thắng trong một cuộc đối đầu về tiền bạc trong gia đình, bạn đã nêu đủ mọi lý do và dùng những lời lẽ như sẵn sàng chịu trách nhiệm hay cho rằng mình hiểu biết hơn. Điều đó sẽ khiến đời sống vợ chồng trở nên bất hòa, lấn át người bạn đời của bạn cho tới khi họ bật đèn xanh. Bạn cần biết rằng, mặc dù vợ hoặc chồng của bạn có vẻ như sẽ đồng ý với bạn, nhưng là đồng ý một cách miễn cưỡng và sẽ không thật sự hiểu được vấn đề.

Để đi đến một sự thỏa thuận với ai đó, hai người cần có một buổi trò chuyện thoải mái, thuyết phục người bạn đời một cách nhẹ nhàng nhưng cũng phải cứng rắn trong việc nêu ra ý kiến của mình. Hãy tập trung vào các mục tiêu chung trong tương lai, thay vì nêu ra những sai lầm trong quá khứ. Nói cách khác, khi một cuộc thảo luận bắt đầu, tốt hơn hết là chúng ta nên nói với nhau về mong muốn sử dụng các khoản tiền trong gia đình, thay vì nói “Nếu bạn không mua chiếc túi đắt đỏ đó, chúng ta có lẽ đã có một kỳ nghỉ vào mùa đông”.

Anh An – người quản lý một chuỗi cửa hàng có 45 năm tuổi đời, bước vào quan hệ hôn nhân cùng chị Linh với số nợ thẻ tín dụng lên tới  400 triệu đồng, đó là kết quả của việc chi tiêu quá mức cho phép trong khoảng thời gian dài thất nghiệp. Sau đó, anh An đã cố gắng thay đổi những thói quen chi tiêu của chị để chuyển khoản nợ đó thành một dòng tín dụng có chi phí thấp hơn.

Theo các chuyên gia tài chính cá nhân, mọi người thường đối mặt với các vấn đề liên quan đến tài chính của mình một cách khiên cưỡng. Thực chất, họ cảm thấy xấu hổ vì điều này bởi điều đó khiến họ thiếu tự tin với mọi người.

Chị Linh đã có thể thoải mái và thành công hơn sau khi chia sẻ những câu chuyện về các sai lầm trong vấn đề tiền bạc ở quá khứ. Một khi anh An biết rằng chị đã phạm một số sai lầm, có thể anh sẽ ngưng hoài nghi và bắt đầu một kế hoạch giảm nợ để hướng đến mục tiêu là một căn hộ hay một chiếc xe chẳng hạn.

2. Nêu suy nghĩ của bạn theo cách của người bạn đời

Mỗi người đều có những ưu tiên khác nhau về tiền bạc nên cũng sẽ có những quyết định và lựa chọn khác nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn nói chuyện về vấn đề tiền bạc với người bạn đời của mình, hãy suy nghĩ và trình bày ý kiến theo cách mà họ yêu thích. Nếu bạn nhận thấy vợ hoặc chồng của bạn thường suy nghĩ một cách logic và thiên về lý trí, hãy sử dụng các số liệu một cách logic. Ngược lại, nếu họ thường hành động một cách cảm tính, hãy bày tỏ quan điểm của mình dựa trên cảm xúc của đối phương.

 

3. Đặt mình vào vị trí của đối phương

Nếu công việc chính của bạn đang hạn chế thời gian để có thể duy trì việc kinh doanh, có lẽ đã đến lúc bạn cần đánh giá xem ở ngoài kia có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng dành cho bạn.

Để giúp mọi thứ đi đúng chu trình, hãy ước tính số tiền mà bạn sẽ mất đi nếu bỏ công việc chính hiện tại, và so sánh với công việc kinh doanh của mình. Nếu công việc kinh doanh giúp bạn mang về những khoản hời lớn hơn, thì có lẽ, bạn sẽ biết điều mình cần làm tiếp theo là gì rồi đúng không?

4. Nói chuyện với một cố vấn tài chính

Đôi khi những cuộc thảo luận về vấn đề tài chính trong gia đình mãi vẫn không có hồi kết. Nếu bạn có một cố vấn, hãy cân nhắc đến việc hỏi xin ý kiến từ họ để có được những giải pháp tốt hơn.

Chị Linh cũng đã đề nghị tìm một tư vấn tài chính và áp dụng những lời khuyên của nhà tư vấn trong cuộc trao đổi với người bạn đời. Điều này có thể sẽ giúp bạn cải thiện sự căng thẳng mỗi khi thảo luận về vấn đề tiền bạc.

5. Lập bảng ngân sách hàng tháng

Bạn có nhu cầu mua một chiếc xe và có người muốn thuê lại chiếc xe đó từ bạn? Các cuộc trao đổi thông thường sẽ không giúp bạn giành chiến thắng – các con số biết nói sẽ giúp bạn điều này. Chính vì vậy, hãy lập một bảng chi phí hàng tháng trong mức chấp nhận được và đưa cho đối tác của mình để họ có thể xem xét và đồng ý với các nguyên tắc chi trả cho gia đình bạn khi thuê xe.

Thanh toán thế chấp đã trở thành ưu tiên cao nhất của chị Minh. Hai vợ chồng chị đã thực hiện thanh toán bằng tiền thưởng và rút ngắn khấu hao mỗi lần có thể. Họ đã trả hết trong 11 năm và đây chính là quyết định tài chính thông minh nhất mà họ từng làm. Việc lập kế hoạch ngân sách rõ ràng đã giúp gia đình chị vượt qua những nỗi lo về các khoản nợ thế chấp.

Thông tin trên đây mang tính chất tham khảo

Khởi đầu ngay cuộc sống tươi sáng hơn

Giải pháp tài chính

Tiết kiệm

Sức khỏe

Tai nạn

Đầu tư

Khoảnh khắc sống

Thương hiệu bảo hiểm tốt nhất Việt Nam năm 2021

Thương hiệu Bảo hiểm Nhân thọ tốt nhất tại Việt Nam năm 2021